Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Lễ Hội Hóa trang - Lauingen sắc màu Mùa Đông

Những ngày này trên khắp nước Đức nói riêng và  và Châu Âu nói chung,Thiên hạ đang nô nức tiến hành Lễ hội hóa trang(Fasching)-Một Lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa Châu Âu,văn hóa Thiên Chúa giáo-Xin phép được giới thiệu với mọi người một vài nét về Lễ hội này qua bài viết nhỏ của Tr từ năm 2012 đã đăng trên Blog.Yahoo.com :

Nếu như đối với Người Việt chúng ta"Tháng Giêng là tháng ăn chơi...",sau Tết Nguyên Đán là những Hội hè,Lễ Chùa,thì đối với người Đức và người Châu Âu hay những sắc dân bị ảnh hưởng bởi văn hóa Châu Âu, những Tháng trước và sau Giáng sinh, Năm mới Dương lịch cũng là những Tháng Ngày của lễ hội.Điển hình nhất trong các lễ hội đó phải kể tới Lễ hội Karneval(Fastnacht hay Fastsching tiếng Đức,carrus navalis hay carnelevale tiếng La Tinh).Thực chất đây là một lễ hội cổ xưa của người Châu Âu nhằm xua đuổi Thần Mùa Đông ảm đạm,lạnh giá, chết chóc và đón chào Thần Mùa Xuân ấm áp đầy sức sống ,về sau người theo đạo Thiên Chúa chuyển thành lễ ăn mừng trước kỳ ăn chay trong tôn giáo của họ( từ 11h11´ ngày 11 tháng 11 đến hết ngày Aschermittwoch ).Kỳ ăn chay này được bắt đầu từ ngày thứ 40 trước lễ Phục sinh (Ostern) nhằm tưởng niệm Chúa Jesu.Tùy theo điều kiện sống và yếu tố văn hóa vùng miền,trải qua nhiều thế kỷ Lễ hội này đã được biến tấu cho phù hợp với từng khu vực,ví như ở Nam Âu người ta tổ chức khác ở Bắc Âu và ở Bắc Mỹ khác ở Nam Mỹ...vv Nhưng nhìn chung nó đều giống nhau ở chỗ đây là một lễ hội hóa trang đường phố mang tính chất xã hội hóa rất cao, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia.Khoảng thời gian từ 11.11 đến Aschermittwoch (ngày đầu tiên trong mùa chay,ngày thứ tư trong tuần Thánh Thiên chúa giáo) hơn ba tháng trời những người tham gia lễ hội miệt mài luyện tập nhảy múa và chuẩn bị trang phục cũng như các tiết mục biểu diễn cho tuần kết thúc lễ hội(ở Đức thường thường vào khoảng giữa tháng hai).Đỉnh điểm của ngày kết thúc lễ hội là người ta đi diễu hành trên đường phố trình diễn các tiết mục,các hoạt cảnh phản ánh cuộc sống hiện tại hay các câu chuyện cổ tích cùng với biểu diễn Nhạc cụ(Kèn,sáo,trống...) .Người dân cũng thích thú tham gia bằng cách đeo mặt nạ,bôi vẽ mặt hóa trang thành các nhân vật mình yêu thích như Phù thủy,Công Chúa,Hoàng tử,cướp Biển,Công An...
Nếu như trên thế giới có các lễ hội Karneval nổi tiếng như ở Venedig,Rio,Quebec...thì ở nước Đức cũng có các lễ Fasching nổi tiếng ở Main,Köln,Koblenz,Frankfurt a.Main hay ở Berlin...
Nơi tôi đang sinh sống định cư-Thị trấn Lauingen- người ta cũng có tổ chức một lễ hội Fasching khá nổi tiếng đó là Vũ hội Hexentanz(Vũ hội của Phù Thủy) vào buổi tối ngày thứ 5 của tuần trướcAschermittwoch.Tại đó những người tham gia hóa trang thành Phù thủy,khoảng 8 hay 9 giờ tối thì người ta làm lễ thiêu hình nộm Phù thủy sau đó mọi người uống Bia  Rượu và nhảy múa suốt Đêm,vào ngày Chủ nhật thì người ta tổ chức lễ diễu hành đường phố.




                                     Cao trào của Đêm Hexentanz : Thiêu chết Phù thủy(Thần Mùa Đông)
Nhân đây cũng xin giới thiệu đôi dòng về mảnh đất Lauingen nơi tôi đang sinh sống. Lauingen là một thị trấn cổ được người alemannischen (tổ tiên của người Đức hiện đại) thành lập sau khi họ xua đuổi được người La Mã ra khỏi lãnh thổ vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Trong những thế kỷ trước đây(17,18,19) Lauingen nhờ vị trí nằm ngay bên sông Donau (Đa Nuýp)có một bến Cảng khá sầm uất nên nó là một trấn phát triển trong vùng với các nghành kỹ nghệ Dệt,Cơ khí...Sang đến nửa cuối thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của giao thông đường Bộ,đường Sắt,giao thông đường Thủy dọc thượng nguồn Sông Donau giảm dần và chấm dứt vì hiểm trở, thì bến Cảng của Lauingen thành... hoài niệm và Lauingen cũng "nhường" luôn vị trí trung tâm cho Dillingen cách đó 5 km.Tuy vậy các nghành Cơ khí và dệt vẫn còn phát triển rực rỡ cho đến hết chiến tranh thế giới thứ 2 và đến tận những năm 90 của thế kỷ 20 thì mới lụi tàn hẳn, điển hình ở đây là các nhà máy Cơ khí chế tạo loại máy bay nổi tiếng của Phát xít Đức : Firma Messerschmitt(nay là trụ sở của hãng Deut-Fahr  chế tạo máy cày)hay hãng Tuchfabrik Ernst Feller nơi chuyên cung cấp quân trang cho quân đội Đức.Trong chiến tranh thế giới thứ 2 ,Lauingen cũng được trưng dụng làm nơi giam dữ và lao động khổ sai thứ hai của Trại giam khét tiếng Dachau với các tù nhân chiến tranh người Liên Xô hay Do Thái,Ba Lan...Có lúc lên tới hơn 3000 người với 62 người bị hành hạ đến chết.Hiện nay Thị trấn này có dân số khoảng 10000 người với 37 sắc tộc sinh sống,đông nhất là người Đức sau đó đến người Thổ Nhĩ Kỳ.Người Việt Nam đến đây định cư vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ 20 chủ yếu là các cựu  Công nhân Hợp tác lao động từ miền Đông sang,hiện có khoảng 35 gia đình với gần 100 người lớn nhỏ làm việc tại các hãng xưởng trong vùng.
   

Phố xá Lauingen

  Tòa Thị chính  



Cảng Lauingen cũ( Được phục chế năm 1980)


 Một vài hình ảnh Lễ hội Fasching( Lễ diễu hành trên Phố) ở Lauingen an der Donau :















         

                       


                 












TênTên at 02/26/2012 01:55 pm comment
Entry thật hay ..Chúc ngày vui bạn nhé !
Nguyen T at 02/26/2012 10:44 pm reply
Cám ơn Anh nhiều,em cũng chúc Anh như thế !
Đặng Hà My at 02/26/2012 07:31 am comment
Anh viết bài công phu nhỉ...Lễ hội này bao giờ cũng nhộn nhịp, ngoài ra họ thả nhiều thú bông, bánh kẹo từ trên loạt xe diễu hành qua thành phố, háo hức thật. À, HM gửi thơ cho anh đã nhận được chưa?
Nguyen T at 02/26/2012 10:47 pm reply
Cám ơn Chị HM!Tr đã nhận được tập Thơ Chị gửi tặng,hy vọng có đủ "trình" để cảm nhận được những gì Chị viết. Chúc Chị khỏe,hạnh phúc !
Cá Gỗ at 02/22/2012 09:03 am comment
Năm kia mình đi Amsterdam đúng vào dịp lễ hội thấy chạnh lòng vì lễ hội của họ được tổ chức một cách rất tự nhiên, không kỳ công dàn dựng như mình nhưng rất hoành tráng và vui nhộn.
Nguyen T at 02/22/2012 03:15 pm reply
Họ cũng kỳ công lắm đó bạn,chuẩn bị và lên kế hoạch trước cả mấy tháng trời+quảng bá rầm rộ,nhưng các lễ hội ở bên này mang tính chất xã hội hóa rất cao cho dân và vì dân, tất cả là do các hội đoàn tổ chức nhà nước chỉ hỗ trợ chứ không đứng ra làm thay như ở mình.Hơn nữa người dân họ rất nhiệt tình và tự giác.
Thuận Ánh at 02/21/2012 03:06 pm comment
Để gió cuốn đi… để gió cuốn đi…
Nguyen T at 02/21/2012 04:06 pm reply
Cuốn ta về... quê hương Nga Sơn đúng không đồng hương ?

Không có nhận xét nào: